Nếu bạn đang là một người mới bắt đầu có mục tiêu luyện thi Ielts thì một bản kế hoạch luyện thi IELTS chi tiết là vô cùng quan trọng. Vì chỉ khi có mục tiêu và kế hoạch cụ thể mới tạo ra nguồn động lực lớn giúp bạn theo đuổi việc học Ielts khó nhằn. 

Hãy theo chân bài viết kế hoạch luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu do Uli tìm hiểu và tích góp để chia sẻ cho mọi người nhé.

Trước khi lập kế hoạch luyện thi IELTS

IELTS hiện là chứng chỉ đánh giá năng lượng Tiếng Anh của một thí sinh thông qua 4 phần thi nghe, nói, đọc, viết. Điểm của mỗi thí sinh đều được đánh giá dựa trên thang điểm từ 0-9 gọi là IELTS Band vậy nên không có việc đỗ hay rớt trong kì thi IELTS. 

Kế hoạch luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu
Cùng nhau lập kế hoạch luyện thi IELTS

IELTS khác xa so với các kì thi Tiếng Anh phổ thông vì mỗi thí sinh đều phải vận dụng kết hợp các kĩ năng trong Tiếng Anh để đáp ứng các yêu cầu của bài thi. Thế nên mỗi thí sinh cần nắm kỹ những thông tin về hình thức thi, cấu trúc bài thi, thang điểm, cách tính điểm… Có được thông tin thì bạn sẽ lập kế hoạch luyện thi Ielts một cách dễ dàng hơn.

Hiểu được bản thân 

Sau khi đã nắm rõ những thông tin quan trọng về kì thi IELTS thì ta đến bước xác định bản thân đang ở trình độ nào. Từ đó có thể xác định rõ mục tiêu để lập kế hoạch luyện thi Ielts dành riêng cho bạn.

Trình độ hiện tại 

Thông thường hiện tại ta có hai nhóm trình độ như sau:

  • Nhóm 1: Mất gốc Tiếng Anh – Đây là nhóm có một sự hiểu biết về Tiếng Anh rất ít, những kĩ năng trong Tiếng Anh nói chung và Ielts nói riêng đều yếu.
  • Nhóm 2: Đã có nền tảng Tiếng Anh – Nhóm này đã nắm được những kiến thức cơ bản trong Tiếng Anh. Còn những kĩ năng chuyên biệt cho Ielts thì vẫn chưa được rèn luyện. 

Ngoài ra hiện nay ta có thể tìm kiếm những trang web cho phép kiểm tra trình độ đầu vào về IELTS miễn phí rất tiện lợi. Một trang web ví dụ bạn có thể vào là ieltsonlinetests.com. Ở đây bạn có thể tìm thấy các bài test IELTS cho hai hình thức thi: IELTS Academic và IELTS General Training ở mục IELTS Exam Library. 

Mục tiêu lập kế hoạch luyện thi IELTS 

Vậy trước khi vào làm bài test trên, bạn sẽ có một bước là xác định mục tiêu lập kế hoạch luyện thi IELTS của bạn. Theo như hai bài test thì:

  • IELTS Academic: Mục tiêu trở thành một du học sinh, xem xét khả năng bạn có thể tham gia những cuộc nghiên cứu và học tập bằng Tiếng Anh ở bậc Đại học và sau Đại học chưa.
  • IETLS General: Mục tiêu đi định cư hay làm việc tại nước ngoài.

IELTS là một bầu trời kiến thức vậy nên dù bạn có mục tiêu thế nào đều phải cần đầu tư sự tập trung và nghiêm túc theo đuổi đến cùng. Có như vậy bạn sẽ không chỉ sẵn sàng cho kì thi mà còn có một nền tảng Tiếng Anh vững chắc để sử dùng trong cuộc sống và công việc.

Mục tiêu cho quá trình luyện thi IELTS
Xác định mục tiêu cụ thể giúp kế hoạch luyện thi IELTS rõ ràng hơn

Lập kế hoạch luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu

Khi đã hiểu rõ bản thân và có mục tiêu cụ thể thì bạn đã có thể bước vào hành trình học IELTS. Dưới đây là bản kế hoạch luyện thi IELTS được biên soạn để giúp mọi người có một cái nhìn tổng thể về hành trình mình sẽ đi, các bước và những kĩ năng hay lưu ý trong suốt quá trình luyện thi IELTS.

Bản kế hoạch bao gồm 4 chặng đường:

  • Chặng khởi đầu: Làm quen kiến thức cơ bản
  • Chặng hai: Xây dựng kiến thức nền IELTS vững chắc
  • Chặng ba: Luyện tập nâng cao chiều sâu kiến thức
  • Chặng bốn: Tăng cường luyện đề thi IELTS

Chặng khởi đầu: Làm quen kiến thức luyện thi IELTS cơ bản 

Bước đầu ta chưa cần phải học chuyên sâu về IELTS mà học những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp và phát âm để xây dựng nền tảng Tiếng Anh nói chung và Ielts nói riêng. Thời điểm này là bước đầu trong hành trình luyện thi IELTS gian nan và dễ bỏ cuộc nên mọi người hãy giữ tinh thần vững chắc vượt qua nhé. 

Từ vựng

Để luyện từ vựng (Vocabulary) thì bạn có thể học theo những chủ đề hàng ngày như Name, School, Workplace, Home, People,… Bạn có thể tham khảo các cuốn sách như Vocabulary In Use, 3000 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất, Oxford Word Skill,…

Ngữ pháp

Trong bảng điểm của Ielts thì mọi người sẽ thấy một trong những tiêu chí để chấm điểm là sử dụng ngữ pháp (Grammar) một cách đa dạng và chính xác.  Yếu tố ngữ pháp sẽ theo bạn xuyên suốt cả 4 kỹ năng chính nhưng bạn cũng không cần quá áp lực mà học hết các cấu trúc. Bạn chỉ cần chọn lọc những ngữ pháp trọng yếu và thực hành cho đến khi nắm được là ổn.

Phát âm

Khi bạn đang mới bắt đầu học phát âm (Pronunciation) thì bảng phiên âm IPA luôn là lựa chọn tuyệt vời. Bạn hãy bắt đầu với những từ đơn giản với các âm tiết ngắn rồi lúc quen dần thì bạn tìm đến những từ có âm tiết từ hai trở lên. Có hai cuốn sách khi bạn m ới đầu luyện phát âm có thể tham khảo là American Accent Training và Pronunciation in use.

Nghe và đọc

Hai kĩ năng Nghe và Đọc (Listening and Reading)  là hai kĩ năng đầu vào bạn có thể chủ động luyện tập trước khi vào học luyện thi Ielts. Bạn có thể nghe các audio dễ, ngắn rồi tăng lên chuyển dần sang các audio khó, dài hơn. Lúc nghe bạn có thể áp dụng phương pháp Shadowing để nói theo audio giúp bạn cải thiện luôn việc phát âm cũng như kĩ năng Reading. Khi bạn đã quen việc nghe và đọc ở những bài cơ bản rồi thì mình sẽ vào những bài Ielts có câu hỏi ngắn rồi nâng cao.

Viết và nói

Sau khi đã có những kĩ năng căn bản ở trên thì bạn có thể áp dụng chúng vào hai kĩ năng khó nhất là Viết và Nói (Writing and Speaking). Bởi vì bạn đã rèn phản xạ nghe Tiếng Anh, có từ vựng và ngữ pháp cơ bản thì bạn có thể luyện tập nói những bài Speaking Part 1  và Writing Task 1 đơn giản nhất của kì thi Ielts. Bạn có thể tham khảo về bộ sách Get Ready For Ielts về Speaking và Writing nhé.

Chặng hai : Xây dựng kiến thức nền luyện thi IELTS

Sau chặng đầu bạn rèn luyện những kĩ năng cơ bản thì bạn có thể sẽ đạt mức trung bình là 5.0. Muốn nâng cao điểm số hơn thì song song việc rèn luyện các kĩ năng bạn cần nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp chuyên sâu và đa dạng hơn. Ngoài từ vựng theo chủ đề thì bạn có thể học các từ vựng chuyên môn mang tính học thuật ( Academic Vocabulary). Ngữ pháp thì có những cấu trúc câu ghép, mệnh đề, câu phức,… bạn có thể tìm hiểu và học thêm.  Hai cuốn sách Vocabulary for IELTS và Grammar for IELTS đều phù hợp để bạn cải thiện hai phần này.

Kĩ năng Nghe và Đọc thì bạn vẫn tiếp tục học những bài ở trình độ cơ bản và thông dụng trong IELTS. Còn kĩ năng Nói thì bạn luyện part 1 , part 2 cho nhuần nhuyễn rồi tới luôn part 3 trong đề thi Speaking. Để có thể biết bản thân đã nói ổn chưa thì bạn cần ghi âm lại chính bản thân dù cho mới đầu có sai, nói không rõ thì bạn vẫn nên thực hiện để tự sửa kịp thời.

Lúc này bạn đã tập làm quen với Task 1 của phần Writing thì cứ tiếp tục tập trung vào nó đến khi nhuần nhuyễn. Sau đó bạn sẽ chuyển sang làm quen với Task 2. Để nắm được IELTS Writing rõ hơn thì bạn có thể tham khảo Get Ready for IELTS của Collins vì cuốn này trình bày rất rõ ràng những thứ cơ bản về Writing.

Hai kĩ năng Speaking và Writing đều là kĩ năng khó và nếu có điều kiện thì bạn nên tìm một người có kinh nghiệm hoặc trung tâm nào đó chuyên sửa bài để giúp bạn sửa những lỗi sai giúp hành trình luyện thi IELTS dễ dàng hơn.

Chặng ba : Luyện tập nâng cao kiến thức và bước vào luyện đề thi IELTS

Ở chặng trước thì mọi người đã nắm được cấu trúc bài cơ bản nên chặng này ta sẽ đi vào những bài còn lại chuyên sâu hơn. Đây là giai đoạn tập trung mài bén các kĩ năng, các chiến lược làm bài của từng dạng bài trong kì thi IELTS. Bạn nên cải thiện việc sử dụng đa dạng cụm từ (Collocations), cụm động từ (Phrasal Verbs),  thành ngữ (Idioms) và các ngữ pháp nâng cao của kĩ năng Writing.

Ở giai đoạn luyện đề thi theo cấu trúc thực tếnày bạn hãy đặt cho mình thời gian làm bài để bạn quen dần với kì thi cho đỡ bị áp lực khi thi thật.

Không chỉ bạn nhờ người khác sửa bài giùm mà bạn cũng nên tự biết học cách hiểu mình sai chỗ nào, cách sửa lỗi, phân tích đề để khi vào kì thi bạn sẽ đỡ bị mất điểm vì những lỗi sai không đáng có.  Để đạt band điểm cao thì hai kĩ năng dễ là Nghe và Đọc ( Listening and Reading) bạn có thể chú trọng hơn. Còn hai kĩ năng Nói và Viết ( Speaking and Writing) thì bạn cần đạt mức 5.5 hay 6.0 trở lên để đạt mục tiêu 7.0 IELTS.

Trên đây là những thông tin về cách lập kế hoạch luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu được Uli đặc biệt biên soạn để chia sẻ tới mọi người.  Nếu mọi người còn thắc mắc thì hãy thoải mái mà bình luận thêm bên dưới và Uli sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất có thể.